» Bài viết:
Vong linh anh bộ đội» Lượt xem: 605
Việt Nam vào khoảng 1967 … -Em ở nhà mạnh khỏe nhé, đợi khi nào hòa bình anh sẽ về cưới em. Tâm đứng đó bùi ngùi, không biết chị đã khóc bao nhiêu nước mắt khi mà Khải nói với chị ta rằng anh có giấy nhập ngũ. Khải đã dùng mọi lời lẽ để an ủi, động viên và hứa rằng anh sẽ về để cưới chị ta. Tuy rằng Khải có dùng lời lẽ êm dịu và bình tâm bao nhiêu, nhưng trên thực tế là cậu ta đang giấu đi cái nỗi buồn chia ly khi mà người mình yêu bao năm nay đến ngày sắp cưới thì lại có giấy nhập ngũ. Tâm đứng đó nước mắt đầm đìa, chị ta cứ túm chặt lấy áo của Khải, và cứ thế chị giữ chặt lấy anh ta như thể không muốn anh ta đi đâu cả. Mặc cho người nhà của Tâm và Khải đều có mặt ở đó để động viên Tâm, nhưng xem ra chị ta vẫn buồn phiền lắm. Thế rồi chị Tâm nói giọng nghẹn ngào, có pha lẫn tiếng nấc: -Anh … anh nhớ bảo trọng nhé … em … em vẫn luôn đợi anh về đó… Khải lúc này ôm Tâm vào lòng, anh ta đưa tay lên vuốt mái tóc của cô, giọng nói ân cần: -Anh hứa … anh hứa với em, anh sẽ về cưới em mà… Còn đang đứng đó ngậm ngùi, một người bạn cùng làng nói lớn: -Đi thôi Khải ơi. Khải nghe bạn gọi cũng đành ngậm ngùi chia tay Tâm để lên đường nhập ngũ. Khải trên mình là bộ đồ mầu xanh lá cây, anh ta vừa đi vừa vẫy tay về phía Tâm và nói lớn: -Tâm đợi anh nhé … anh sẽ về cưới em… Chỉ có chị Tâm là vẫn đứng đó sụt sùi, chị ta lúc này trong lòng cũng chỉ còn biết thầm mong cho Khải, hay như những chiến sĩ bộ đội yêu nước kia có thể bình an trở về mà thôi. Thời gian cứ thế trôi qua, diễn biến ngoài chiến trường càng ác liệt hơn nữa. Thế rồi chị Tâm cứ thế ở nhà bùi ngùi chờ đợi cái ngày anh Khải sẽ quay về và lấy chị ta. Chị Tâm mối lần có người đưa thư từ ngoài mặt trận về, chị lại chạy ra coi coi Khải có gửi thư gì cho chị hay không? Thế nhưng vẫn không có thư từ gì của anh Khải gửi về, thêm vào đó, chị Tâm còn như chết lặng người đi mỗi khi chị chứng kiến người trong làng nhận được giấy báo tử của con họ, chị Tâm đã không biết bao lần tự hỏi lòng mình rằng có bao giờ anh Khải đã hy sinh ngoài chiến trường rồi hay không? Thế nhưng chính cái tình yêu mãnh liệt của chị Tâm dành cho anh Khải đã giúp chị ta loại bỏ được những cái suy nghĩ không hay đó, thế rồi chị Tâm lại tiếp tục đợi, chị một lòng một dạ đợi anh Khải về mà không biết được rằng cái tuổi xuân của mình đang dần dần mờ nhạt theo dòng chảy của thời gian. Một năm, rồi thì hai năm, cứ như thế, thời gian trôi qua rất nhanh, thế nhưng với những người đang mong ngóng một cái gì đó, thì thời gian gần như là ngưng đọng và vô tận. Tâm bây giờ đã gần ba mươi, nhưng chị vẫn quyết tâm một lòng một dạ đợi anh Khải. Chị đã nhiều lần cùng với gia đình của anh Khải gửi thư tới tiền tuyến nhưng tuyệt đối vẫn không có một chút gì hồi âm, và tính đến thời điểm này, ngay đến bố mẹ của anh Khải cũng bắt đầu có cái ý nghĩ rằng Khải đã hy sinh ngoài chiến trường rồi. Thấy rằng chị Tâm là một người con gái tốt, hơn thế nữa bố mẹ Khải đã coi chị như con, nên lại càng không muốn chị ta phải vứt bỏ tuổi thanh xuân mà đợi con trai mình, một chiến sĩ bộ đội mà có lẽ là đã hy sinh rồi. Cuối cùng, bố mẹ Khải đã giới thiệu cho Tâm một người cháu làm ở hậu phương chuyên lo liệu vấn đề giấy tờ và sổ sách. Lúc đầu thì chị Tâm nằng nặc không chịu, chị ta cứ khóc nức nở và nhất quyết đợi anh Khải về. Người chiến sĩ bộ đội kia thấy tình yêu của chị Tâm quá mạnh mẽ, anh ta cũng đã hết lòng hết sức nhờ đồng đội tìm cách liên lạc với anh Khải. Thế nhưng vì chiến tranh ác liệt, kết quả vẫn là không. Phải mất thêm hơn một năm nữa cuối cùng thì chị Tâm mới đành gạt nước mắt và cho anh bộ đội làm việc tại hậu phương này có một cơ hội. Nhừng đời nào ai biết được chữ ngờ, anh Khải đã không chết, mà đơn giản chỉ là vì đơn vị của anh được giao nhiệm vụ đóng chốt tại một địa phận ác liệt, anh ta đã mấy lần tìm cách gửi thư liên lạc về nhưng coi bộ không có lá thư nào là về được tới tay của cha mẹ anh ta hay như là chị Tâm cả. Nhưng rồi cái gì đến thì cũng đã đến, trong đội anh có người bạn được phép xuất ngũ do bị thương quá nặng. Anh Khải đã nhờ bạn chuyển một lá thư tới tay bố mẹ mình và cho chị Tâm. Người đồng đội cùng làng nhận lời cầm thư về, nhưng khi về đến nơi, sự việc vỡ lở, chị Tâm đã lấy chồng. Người chiến sĩ bộ đội này quá thất vọng, anh ta gửi ngay một là thứ cho anh Khải. Anh Khải cầm thư đọc mà không tin vào mắt mình, lòng anh ta quặn đau mỗi khi nghĩ đến việc người mình yêu bao năm cuối cùng đã sang ngang. Ngay cái ngày mà anh Khải đọc được cái lá thư đẫm lệ đó cũng chính là ngày đơn vị anh bị kẻ địch đánh tan. Anh Khải đã ngã xuống, anh đã chết trong oán hận và cô đơn, một cái chết khó lòng mà siêu thoát được. Sau này bố mẹ anh Khải biết tin cùng tìm đủ mọi cách để tìm cho ra được hài cốt của anh nhưng có lẽ là không thể. Về phần chị Tâm, khi được mọi người nói là lúc mà chị lấy chồng là anh Khải vẫn còn sống, chị Tâm ngay lúc đó thì như chết lịm đi, chị đã không khóc mà nằm ốm liệt giường hơn một tháng, không lẽ chị cảm thấy mình là người đã có tội khi bỏ mặc anh Khải ngoài chiến trường ác liệt hay sao? … Tuyệt Đường Con Cái … Nhưng những chuyện kì lạ mới chỉ bắt đầu khi mà cái cuộc chiến tranh ác liệt đã qua đi, con người ta lại chung tay nhau cùng xây dựng lại đất nước từ đầu. Kể cũng lạ, chị Tâm đã lấy chồng cũng được mấy năm rồi nhưng lạ là tại sao họ lại không thể có con được. Mặc dù đã gặp đủ thể loại bác sĩ, đi khám và chữa trị, kể cả là đi coi bói rồi làm lễ này nọ, nhưng xem ra tất cả đều là vô hiệu mà thôi. Nhưng có lẽ cái nguyên nhấn tại sao chị Tâm không có con cũng đã được tiết lộ khi mà chị và chồng chị ta đang đi từ một bệnh viện sản có tiếng về với vẻ mặt u buồn. Đang đứng đợi chồng lấy xe máy ra thì chị Tâm giật mình khi một ông lão tiến tới vỗ vào vai chị. Chị Tâm giật mình quay lại nhìn, thì ông lão này bị mù một mắt, dáng người gầy gò, mặc một bộ quần áo cũ kĩ. Chị Tâm lúc đầu còn tưởng ông ta là một kẻ ăn mày, nhưng sau khi nghe ông ta nói thì chị chết đứng người: -Cô sẽ không bao giờ có con được đâu… Chị Tâm run rẩy hỏi lại: -Sao … sao ông lại nói thế ạ…? Ông lão giương cái con mắt còn lại lên nhìn chị Tâm chằm chằm, ông ta nói: -Cô có một vong nam đi theo, cho dù có làm cách gì đi chăng nữa, hay như cô có thai đi nữa … thì cậu ta cũng sẽ mang cái đứa con đó của cô về với cậu ta mà thôi… Tâm nghe đến đây thì một cái tên hiện ngay lên trong đầu chị ta, “Khải”. Vừa lúc chồng chị Tâm lấy xe ra, chồng chị chạy tới thì thấy ông lão kì lạ này và vợ mình đang đứng vẻ mặt có cái gì đó rất lạ. Chồng chị Tâm dựng xe, rút trong ví ra mấy đồng tiền lẻ đưa cho ông lão. Ông lão này gạt tay chồng chị ta đi, ông lão lững thững bước đi, nhưng vẫn quay đầu lại nói với chị Tâm: -Cô ghi nhớ lời tôi nói đó… Còn chỉ Tâm chỉ biết đứng đó im lặng, lúc này chồng chị mới quay ra hỏi: -Ông lão nói gì với em thế? Chị Tâm chỉ khẽ lắc đầu, thế rồi chị trèo lên xe. Trong lòng chị Tâm bây giờ rối bời lắm, không lẽ cái người âm đi theo chị mà ông lão đó nói lại chính là anh Khải? Những không lẽ nào anh ta lại hãm hại chị? Chẳng phải anh ta yêu chị nhiều lắm hay sao? Không lẽ anh ta biết tin chị lấy chồng, cứ nghĩ là chị bạc tình nên khi hy sinh ngoài chiến trường luôn ôm hận? Nói gì thì nói, trong thâm tâm chị Tâm bây giờ vẫn còn một phần nào đó tin rằng ảnh Khải không thể là cái vong đang đi theo chặn đường con cái của chị được. Phải cố gắng lắm, cuối cùng chị Tâm cũng đã có bầu được tầm năm tháng, nghe đâu mấy người họ hàng lại bảo đó là con trai nữa. Chính cái điều đó đã khiến cho hai vợ chồng chị Tâm vui hơn h...